• Molineux Rose


    August 19, 2019
  • MACspice Rose


    August 19, 2019
  • Soeur Emmanuelle rose


    August 19, 2019
  • Pas de Deux Rose


    August 19, 2019
  • Blue Sky


    Tháng Mười 28, 2019
  • Kate Rose


    Tháng Mười 28, 2019
  • rose 5


    Tháng Mười 28, 2019
  • Vineyard Song Rose


    Tháng Mười 28, 2019
  • Catalina Rose


    Tháng Mười 28, 2019
  • rose 8


    Tháng Mười 28, 2019
  • rose


    Tháng Mười 28, 2019
  • rose 8


    28 tháng 10, 2019

Bài viết gần đây

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

DẠY CON LÀM GIÀU - 2 (SỬ DỤNG ĐỒNG VỐN)

Người cha giàu thường nói, “Con không thể có tự do thật sự nếu không có tự do về tài chính”

Ông cũng sẽ nói thêm, “Tự do có thể đạt được miễn phí nhưng thường bạn cần phải trả giá để có được tự do về tài chính.”

Quyển sách này dành cho những ai sẵn sàng “trả giá”

Lời nói đầu

BẠN THUỘC NHÓM NGƯỜI NÀO?

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

DINH DƯỠNG DÀNH CHO HOA HỒNG

1. Hiểu về dinh dưỡng

Giống như các loại cây hoa khác, dinh dưỡng hoa hồng cũng cần các nguyên tố sau: NPK- Ca, S, Mg - vi lượng

Dinh dưỡng là một bộ môn học từ đời này sang đời khác và không có điểm dừng, nếu bạn không tin thì cứ hỏi cơ thể mình, xem dinh dưỡng như thế nào để tốt và phù hợp? Bạn mất cả đời còn chưa tìm ra nữa là.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu về nông nghiệp thường đưa ra một công thức và tỉ lệ về hàm lượng dinh dưỡng tạm ổn sau rất nhiều lần thử nghiệm. Mỗi loại cây trồng đều cần một hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, mỗi mùa cần khác nhau, mỗi giai đoạn phát triển cần khác nhau, nên cực kỳ phức tạp và để nói về nó thì 1 ngàn cuốn sách vẫn ít.

Tuy nhiên, tốt nhất là hãy làm theo khoa học, các công thức từ những farm có uy tín trên thế giới. Và trong bài viết này cũng lấy công thức từ 1 farm nổi tiếng, tuy nhiên Khang sẽ thay đổi nhẹ để phù hợp với giá thể trồng chậu hoặc trồng đất.

2. Hoa hồng có 3 giai đoạn

A. Vegetative stage: giai đoạn sinh dưỡng

B. flowering and harvesting flush: ra hoa đồng loạt

C. Flowering and harvesting normal: ra hoa bình thường

Mỗi giai đoạn ở trên thì cây hoa hồng cần hàm lượng khác nhau

A. Ở giai đoạn sinh dưỡng, khi hoa hồng ra mầm, phát triển cành, lá thì NPK đóng vai trò quan trọng trong đó N - Đạm cao nhất, tiếp đến là K - Kali, tiếp theo là P - lân, theo sau là Ca - Canxi, kế tiếp là S - lưu huỳnh & Mg - Magie

Các nguyên tố vi lượng cần một lượng rất ít như Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo...

C. Ở giai đoạn ra hoa bình thường, có thể hoa nở trước, hoa nở sau, thì lượng Kali phải bằng hoặc cao hơn N - Đạm, các thành phần dinh dưỡng còn lại bình thường

Bạn đang thắc mắc về B đúng không? Đó là ra hoa và thu hoạch đồng loạt, thì N - Đạm cần tăng 25% K - Kali tăng 25%, P - Lân tăng 20% vì để cây đủ sức nuôi hoa & cho nở đồng loạt, thường thì farm lớn hay làm các dịp lễ 14/2, 8/3, 20/10...

Trên thế giới, họ quan tâm chỉ NPK, làm thế nào để có công thức NPK, còn các thành phần dinh dưỡng còn lại cũng quan trọng nhưng chủ yếu tập trung vào NPK

Và sau một thời gian nghiên cứu với tài liệu khoa học dành cho hoa hồng, thật sự cũng đã đạt vài kết quả khá ổn thì Khang tặng các bạn một công thức vàng như sau:

Tuần 1: bón NPK 18-18-18-TE của Yara, nó tên là YaraTera Kristalon Green

Tuần 2: bón Canxi Nitrate - YaraTera Calcinit

Tuần 3: Bón Kalimag Plus - đã bổ sung thêm Kali, S, Mg, muốn lá xanh, dày, chắc thì thêm 1 tí MAP - YaraTera - Krista MAP.

Tuần 4: Bón lại NPK

Bên cạnh đó, ở tuần 2 và 3, mỗi tuần bạn có thể bổ sung thêm phân hữu cơ như Dynamic Lifter, Đạm Cá Vi Sinh để tăng hàm lượng hữu cơ, điều hoà lại PH của giá thể, cung cấp thêm vi sinh vật có lợi.

Bạn để ý: tuần 1 hàm lượng dinh dưỡng đồng đều nhau, tuần 2 ta đã bổ sung Đạm & Canxi, tuần 3 bổ sung thêm Kali, S, Mg, nếu cây của bạn chuẩn bị đóng nụ thì tốt nhất là bón Kalimag Plus nhé!

- Nếu chậu 15-20 lít thì mỗi lần bón 2 muỗng cafe

- Nếu chậu 5-10 lít thì 1 muỗng cafe

- Nếu chậu > 30 lít thì 3 muỗng cafe

Cách tốt nhất là bạn hoà tan với nước rồi tưới là khoẻ nhất, vì các loại phân trên toàn sử dụng để châm phân nhỏ giọt.

Cứ 1 chậu tưới hoà phân với 1 lít nước là tốt nhất!

Lưu ý quan trọng: khi bón ít, thiếu thì cây tự cân bằng

Bón nhiều, tồn dư sẽ gây ra hậu quả sau 1 thời gian dài. Vd: mỗi ngày dư 1%, thấy không nhiều nhưng 30 ngày thì dư 30% -> quá nguy hiểm!!!

Chúc anh chị một ngày tốt lành

Đỗ Nguyễn Duy Khang!



Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020

CÁCH KHỬ MÙI ẨM MỐC TRONG PHÒNG KÍN BẰNG LÁ DỨA

Phòng bị ẩm mốc, phải làm sao đây? Chọn cách khử mùi bằng lá dứa sẽ gạt bỏ được nỗi lo lắng này của quý khách. Hơn nữa, lá dứa lại rất rẻ tiền, có thể mua, hoặc trồng dễ dàng

Với khách khử mùi ẩm mốc trong phòng kín bằng lá dứa, các bạn hãy buộc lá dứa thành từng bó nhỏ và treo trong phòng, tại những vị trí thường xuyên phát tán mùi hôi. Khi lá dứa héo, các bạn nên thay bằng những bó lá dứa mới.




Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

TRĨ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Muốn chế ngự được trĩ thì trước tiên mình phải hiểu rõ về nó. Dưới đây là một số tài liệu về trĩ em tìm hiểu được, mời anh chị tham khảo.

"Bọ trĩ trưởng thành có kích thước dài 1-2 mm hình bầu dục, có 6 chân. Khi trưởng thành có màu sắc vàng đậm hoặc đen tùy vào vùng miền, phần đầu có râu đen, thân có cánh bụng to. Bọ trĩ đẻ trứng ở các gân lá, trứng mới đẻ có màu trắng, khi gần nở có màu vàng nhạt. Bọ trĩ non có hình dạng rất giống bọ trĩ trưởng thành nhưng không có cánh.

Tên Tiếng Anh: Rice Thrips
Tên Khoa Học: Stenchaetothrips biformis
Họ: Thripidae
Bộ: Thysanoptera

Đặc Điểm Sinh Học:
Bọ Trĩ là loài sinh sản đơn tính, Một con Bọ Trĩ cái có thể đẻ 20-40 trứng có vòng đời sinh sản khoảng 20 ngày.
Thời gian trứng nở phụ thuộc rất nhiều nhiệt độ môi trường.
Ở 15°C: 40-44 ngày
Ở 20°C: 20-22 ngày
Ở 25°C: 16-18 ngày
Ở 30°C-35°C: 10-14 ngày


Vòng đời bọ trĩ
- Trứng: 2 -3 ngày
- Ấu trùng tuổi 1: từ 3-4 ngày
- Ấu trùng tuổi 2: 4-6 ngày
- Ấu trùng tuổi 3 “Tiền nhộng”: 6-8 ngày
- Thành Trùng: 10-14 ngày

=>> Trứng sau khi nở thành ấu trùng là đã phá hoại. Bà con nên tập trung xử lý và phun xịt các loại thuốc trừ sâu sớm để tráng thiệt hại về năng suất.

* Bọ trĩ có tuổi thọ khoảng 3 tuần. Chúng ẩn lấp trong lá non, ngọn non để chích hút nhựa cây làm lá non, ngọn non khô nhựa quăn queo dẫn tới rụng lá suy cây.
Ngoài ra bọ trĩ còn là vật trung gian gây lây nhiễm các loại bệnh khác cho cây trồng
Bọ trĩ rất sợ ánh sáng trực tiếp nên ban ngày chúng thường tập trung mặt dưới ở các gân lá chích hút nhựa. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.

* Bọ Trĩ rất sợ nước vào mùa mưa độ ẩm cao mặt dưới lá ướt nên bọ trĩ phát triển rất ít.
* Ngược lại khi thời tiết nắng nóng va hanh khô bọ trĩ phát triển rất mạnh nên vào những tháng nắng nóng bà con nên tưới nước thường xuyên và tăng cường phun xịt nước lên lá để rửa trôi và hạn chế mật độ cũng như sự phát triển của bọ trĩ.
* Sau khi bọ trĩ phá hoại, bón thêm ure giúp cây hồi phục nhanh.
* Khi bọ trĩ phá hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc gốc Imidacloprid (Confidor, Gaucho,…), Fipronil (Regent…) , Tasieu 1.9ec, Reasgent 3.6ec.
* Sử dụng tấm dán bẫy côn trùng để bẫy

=>> Kinh Nghiệm Phòng Trị Bọ Trĩ bà con áp dụng theo sẽ khống chế và tiêu diệt được 90% bọ trĩ gây hại.

* Lời khuyên 1: “ thời gian râm mát khoảng 5-6h sáng hoặc 5-6h chiều là thời gian thích hợp nhất để phun xịt các loại thuốc BVTV để tiêu diệt bọ trĩ ”.
* Lời khuyên 2: Pha chung 2 loại thuốc Tasieu 1.9ec, Reasgent 3.6ec mỗi loại 10ml + chất bám dính 60-80ml /bình 16 lít. Tốt nhất dùng bình phun bằng điện hoặc máy và dùng béc phun tròn xòe. Phun kỹ mặt trên lá và dưới lá “ cái này rất quan trọng”.
* Lời khuyên 3: Phun liên tục, hôm nay phun ngày mai phun tiếp. Sau đó nghỉ 2 ngày, ngày thứ 3 đổi thuốc và phun 2 ngày liên tục. cứ như thế trong vòng 15 ngày thì sẽ khống chế được bọ trĩ. Sau khi đã khống chế được thì cứ 7 ngày phun một lần bằng các loại thuốc sinh học kết hợp phân bón lá để cây mau phục hồi.
* Lời khuyên 4 : Do các vườn liền kề bơm thuốc vào các ngày khác nhau nên trong vườn bà con nên sử dụng miếng gián bẫy côn trùng để bẫy những con chạy từ vườn khác qua hoặc những con còn sót lại sau quá trình bơm thuốc

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA SINH HỌC

1/ Chiết Xuất Lên Men Của Tỏi ,Gừng & Ớt
Cách làm thuốc trừ sâu thảo dược tự chế từ ớt, tỏi, gừng và rượu
Theo kỹ sư Đỗ Thị Huyền hướng dẫn cách pha chế, để tự tạo thuốc trừ sâu thảo mộc, bà con cần chuẩn bị một số nguyên liệu: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu..
Theo hướng dẫn, giã tỏi, ớt, gừng, sau đó đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín. Trong quá trình ngâm không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu.
Bà con có thể ngâm từng loại nguyên liệu riêng rẽ hoặc ngâm chung cả 3 loại vào 1 thùng. Nếu ngâm riêng thì cứ 1 kg nguyên liệu thì ngâm với 1 lít rượu, nếu ngâm chung cả 3 loại thì ngâm với 3 lít rượu. Đây có thể coi là nước cốt để pha chế khi phun.
Thời gian ngâm nguyên liệu ớt, tỏi, gừng với rượu là 15 ngày, với mục đích cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.
Về cách pha với nước để phun cho rau, liều lượng pha là chúng ta đổ 60ml nước cốt rượu ớt, 60 ml nước cốt rượu tỏi, 60ml nước gừng. Sau đó lấy nước pha thêm 12 lít nước. Trong trường hợp nếu ta ngâm chung vào 1 thùng thì chúng ta sẽ lấy khoảng 200ml nước cốt và pha với 12 lít nước. Mỗi bình 12 lít, bà con dùng phun cho khoảng 300m2
Chu kỳ phun 7-10 ngày phun 1 lần
Khi phun, bà con phun đều thuốc lên bề mặt lá và phun xuôi theo chiều gió để hạn chế thuốc bay vào mắt gây cay rát cho người phun. Sau khi phun thuốc, mùi của thuốc sẽ xua đuổi côn trùng và cản trở quá trình gây hại của chúng và sâu hại.
Sau khi lọc lấy nước cốt, bà con phải đậy kín thùng ngâm và để nơi thoáng mát. Thời gian sử dụng thuốc thảo mộc có thể tới 4-5 tháng.
Bà con có thể sử dụng thuốc thảo mộc tự chế này để phòng trừ sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy…Chi phí thuốc trừ sâu có thể giảm tới 50%, đồng thời nó còn bảo vệ sức khoẻ cho người bơm thuốc

2/ Dầu thực vật và xà phòng
Nguyên liệu:
1 muỗng canh xà phòng (15 ml)
1 cốc dầu ăn thực vật (250 ml)
Một lưu ý bạn cần nhớ đó là nên tránh lựa chọn xà phòng chống vi khuẩn thơm, và các loại xà phòng đặc biệt khác vì chúng có thể gây hại cho cây trồng của bạn.
Cho tất cả các nguyên liệu vào một chiếc cốc khuấy đều để hai nguyên liệu này hòa hợp vào nhau và khi sử dụng bạn chỉ cần pha 15 ml với 250 ml nước lắc đều cho vào chai xịt phun kỹ ở 2 mặt lá.

3/ Xà phòng
Thuốc diệt bọ trĩ sinh học bằng xà phòng rất đơn giản để thực hiện chỉ cần từ 2-3 muỗng cà phê xà phòng với khoảng 4 lít nước, lắc đều và phun đều trên 2 bề mặt lá.
Bạn nên lưu ý không nên chọn các loại xà phòng chống vi khuẩn, thơm và chuyên dụng khác. Nên chọn xà phòng loại nhẹ.
Khi phun lên bộ lá bạn nên theo dõi xem lá có bị héo hay thay đổi màu sắc không? Nếu không có dấu hiệu lạ thì phương pháp này xem như an toàn với cây của bạn.
Phun che phủ đầu và dưới lá, tập trung vào những khu vực ngóc ngách. Thuốc này hoạt động bằng cách làm tê liệt côn trùng, khiến chúng không thể ăn được.

4/ Thuốc lá
Thuốc lá cũng được xem là những nguyên liệu để chế thuốc diệt bọ trĩ sinh học hiệu quả. Để chế tạo ra loại thuốc này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
250 gram thuốc lá
4 lít nước
Cho thuốc lá vào ngâm trong nước và lưu giữ hỗn hợp trong khoảng 24 giờ. Nếu được bạn có thể lưu giữ hỗn hợp dưới trời nắng.
Phơi nắng hỗn hợp để thuốc lá thấm vào nước
Sau khoảng thời gian 24 giờ bạn kiểm tra dung dịch, nếu thấy nước có màu giống như màu của một loại trà nhẹ thì sử dụng tốt nhất. Nếu đậm hơn thì pha nước còn nếu nhạt hơn thì để thêm một khoảng thời gian nữa.
Khi dung dịch có màu đúng chuẩn thì bạn cho thêm khoảng 3 muỗng canh xà phòng (45 ml) lắc đều sau đó cho vào bình phun và phun đều trên 2 bề mặt lá.

5/ Vỏ quả cam hoặc dầu cam
Để áp dụng phương pháp thuốc diệt bọ trĩ sinh học bằng vỏ cam thì bạn cần chuẩn bị 1,5 thìa vỏ cam sắt nhuyễn. Nếu không có vỏ cam tươi bạn có thể thay thế bằng vỏ cam khô hoặc 15ml dầu cam.
Sau khi nguyên liệu đã chuẩn bị bạn cho vỏ cam vào một chiếc bình thủy tinh sau đó cho tiếp 500 ml nước sôi vào. Lưu trữ dung dịch trong khoảng 24 tiếng, nên lưu giữ ở nơi có nhiệt độ ấm.
Cho nước sôi vào cùng vỏ cam để chiết tinh dầu
Sau khi dung dịch ra lò lượt qua rây rồi bạn pha thêm với một ít xà phòng lỏng loại nhẹ. Cho vào bình xịt và phun đều trên 2 bề mặt lá. Dung dịch này có thể tiêu diệt luôn cả kiến và gián

6/ Hoa cúc
Hoa cúc được xem là nguyên liệu dùng chế tạo thuốc diệt bọ trĩ sinh học vì trong hoa cúc có chứa một chất có tên là pyrethrum, có khả năng gây tê liệt nhiều loại côn trùng trong vườn.
Để chế tạo dung dịch này bạn cần chuẩn bị khoảng 113 gram hoa cúc với 1 lít nước. Sau đó cho hỗn hợp này lên nồi và đun sôi. Khi đun sôi hoa cúc sẽ giúp giải phóng các chất pyrethrum vào nước.
Lọc dung dịch để loại bỏ xác sau đó cho vào bình xịt phun đều trên 2 bề mặt lá để phòng ngừa những tác hại cho cây trồng.

7/ Dầu neem
Dầu neem là loại dầu được chiết xuất từ lá cây neem, một loại cây phân bổ rộng rãi ỡ Ấn Độ. Nhiều người cho rằng dầu neem, có nguồn gốc từ lá cây cay đắng, là một trong những loại thuốc trừ sâu tự nhiên hữu hiệu nhất hiện nay.
Để chế tạo ra thuốc diệt bọ trĩ sinh học bằng dầu neem bạn cân trộn 15 ml dầu neem với ½ muỗng cà phê xà phòng với 2 lít nước ấm.
Lắc đều hỗn hợp sau đó cho ra bình xịt và phun đều lên trên 2 bề mặt lá nơi bị bọ trĩ phá hoại nhiều nhất

8/ Thiên Địch

Bọ xít bắt mồi có nhiều loài đang được một số nước trên thế giới nghiên cứu, là thiên địch của nhiều loài côn trùng gây hại. Tại Việt Nam, nhóm các nhà khoa học cũng tiến hành nhân nuôi bọ xít bắt mồi Orius Sauteri để tiêu diệt bọ trĩ có kích thước nhỏ gây hại trên cà tím, bầu, bí xanh, đậu đỗ, dưa chuột, khoai tây, và các loại hoa màu
Bọ xít bắt mồi trưởng thành dài chừng 1,73-1,9 mm. Thành công trong việc nhân nuôi bọ xít bắt mồi chỉ là một trong rất nhiều đóng góp của không chỉ Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Hà Quang Hùng trong gần 40 năm giảng dạy và nghiên cứu mà còn của nhiều thầy cô giáo bộ môn Côn Trùng Học Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội


CÁC LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHỔ BIẾN PHÒNG NGỪA BỌ TRĨ

1/ Radiant
Radiant là thuốc đặc trị bọ trĩ sinh học được chiết xuất từ thiên nhiên qua quá trình lên men và bán tổng hợp hiện đại nhất dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh bọ trĩ
Thành phần: Spinetoram 60g/L và dung môi + phụ gia vừa đủ 1 lít.

2/ Regent

Đây là loại thuốc trừ sâu phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít; bọ trĩ, rầy rệp, nhện lông nhung…
Thành phần: Fipronil 800g/kg và phụ gia 200g/kg.

3/ Confidor

Cuối cùng trong danh sách thuốc trừ bọ trĩ thì không thể thiếu confidor. Confidor là thuốc trừ sâu dạng lỏng được đặc chế để trừ côn trùng hút chích gây hại cho cây trồng. Thuốc có hiệu lực cao, hiệu quả kéo dài, tăng khả năng chịu đựng của cây trồng với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.


Thành phần: Imidacloprid 100g/L và phụ gia 900g/L "


Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

HOA HỒNG BLUE SKY

Hoa hồng Blue Sky rose (giống hồng này còn có tên khác là • Aozora • 青空), được nhân giống bởi Seizo Suzuki (Nhật Bản, năm 1973). Hoa hồng Blue Sky rose có hoa màu tím hồng. Hương thơm nhẹ. Loại hoa hồng này có từ 17-25 cánh hoa. Nở hoa nhiều lần trong năm.

ĐẶC ĐIỂM

Thuộc nhóm hoa hồng               Hybrid Tea

Chiều cao:                                  90-130cm

Chiều rộng                                  60-70cm

Số lượng cánh hoa                      17-25 cánh/bông

Số hoa trên mỗi cành                  3-5 bông

Màu sắc hoa:                               Tím hoặc hồng

Hương thơm:                              rất nhẹ hoặc không thấy

Độ bền của hoa                           3-5 ngày

Khả năng kháng bệnh                 Khá tốt




 


Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

TẠI SAO CÁC LOẠI HOA HỒNG CÓ TÊN BLUE ĐỀU CÓ MÀU TÍM?

Bờ-lu mà màu tím, sao mà ngộ ghê há?
Với những người yêu thích trồng hoa hồng, chắc có lẽ mọi người đều biết rằng “Tất tần tật những bạn bán hoa hồng xanh dương trên mạng đều là đang nói xạo!!!”.
Thực tế, trong tự nhiên có hai màu cơ bản không thể xuất hiện trên hoa hồng, đó là màu đen và màu "blue". Màu sắc của hoa hồng, giống như bất kỳ loài hoa nào khác, dựa trên bước sóng màu được hấp thụ và bước sóng màu được phản xạ trở lại. Đồng thời, hoa cũng cần phải có những sắc tố cần thiết để trả lại màu sắc mà ta sẽ nhìn thấy.
Với màu đen, đồng nghĩa với việc hoa sẽ hấp thụ hoàn toàn ánh sáng và không thể phản chiếu lại bất kỳ một bước sóng màu nào. Điều này tuyệt nhiên không thể xảy ra với những loài “thích” sống dưới sự ấm áp của ánh nắng mặt trời như tụi mình vậy, chứ không riêng gì hoa hồng. Tuy nhiên, một vài nhà vườn nổi tiếng trên thế giới vẫn tìm cách lai tạo các giống hồng đen, nhưng thường những bạn đó không thực sự có màu đen mà là màu tím đậm hoặc đỏ sẫm. "Black Baccara" của nhà Meilland là một ví dụ điển hình và nó có màu đỏ tía rất đậm.
Với màu xanh, hoa hồng trong tự nhiên không thể xuất hiện màu xanh dương vì chúng thiếu sắc tố Delphinidin (cũng là một chất chống oxy hóa, được tìm thấy nhiều trong quả việt quất - blueberry). Các nhà khoa học đã tìm ra rằng loại sắc tố mà thực vật tổng hợp được tùy thuộc vào loại gen chúng có. Và bởi vì hoa hồng không có các gen cần thiết để tổng hợp các sắc tố màu xanh, nên chúng không thể tổng hợp Delphinidin, và vì không có Delphinidin nên chúng hổng có màu xanh. Nói túm lại  là, ngay từ lúc mới sinh ra, Mẹ thiên nhiên đã chỉ vào mặt Hồng Hồng và bảo “Mày không có gen màu xanh, con à, cả họ hàng dâu tây và táo nhà mày nữa”.
E hèm, quay trở về câu chuyện của chúng ta. Vậy tại sao đa số các giống hồng màu tím thường có tên Blue? Ví như em Blue Sky của mình được bác Kimura lai tạo ở Nhật vào năm 2012, có màu tím lavender hoặc thường ra màu hồng tím khi trồng ở xứ nóng. Hay gã Blue For You do ngài Peter J. James lai tạo năm 2006, lại có màu tím Violet đậm nhạt tùy theo thời tiết. Hay cô nàng Rainy Blue kiêu kỳ đến từ nước Đức, lại có màu tím hoa cà rất ư là dễ thương?
Nếu biết đã không thể lai tạo được màu xanh thì hà cớ gì, các vị ấy cứ đặt tên bờ-lu này, bờ-lu nọ?
Đã từ lâu, mình mang mãi cái câu hỏi ấy trong lòng, cho đến khi đọc bài viết của bác Kimura (không phải bác Kimura trồng táo, mà bác Kimura trồng hồng nhé, cha đẻ của các em Mon Coeur, For Your Home, Sheherazade và hàng sa số các giống hồng Nhật mà các bạn ở Việt Nam đang trồng í). Mình xin trích dịch một đoạn từ bài viết của bác ấy như sau:
"Mọi người thường bị quyến rũ bởi những thứ không có sẵn. Dù một thứ có đẹp đến đâu, đôi khi con người dần mất hứng thú với những gì họ đã quen thuộc. Cho đến bây giờ, có lẽ các màu sắc mà hoa hồng không có là đen, xanh nhạt và xanh dương. Biểu tượng của màu sắc mà hoa hồng chưa có là màu xanh. Hoa hồng xanh gần như là một từ có nghĩa là "không thể". Việc hoàn thiện bảng màu sắc không phải là sự theo đuổi vẻ đẹp của hoa hồng, mà bạn bị thu hút bởi những thứ trống rỗng, là những thứ bạn chưa có được. Nếu bạn có một bông hồng xanh, bạn có nghĩ nó đẹp không? Một số người đã mang cái hoài niệm đó, nhưng tôi lại không tài nào tưởng tượng được vẻ đẹp của những thứ mà tôi chưa đạt được. Sẽ không có niềm vui thú nào trừ khi bạn tạo ra và được nhìn thấy "hàng thật". Đã 200 năm trôi qua, ước mơ nhân giống một đóa hồng xanh thật sự, không chỉ hoa hồng xanh đậm mà việc chạm đến màu xanh nhạt vẫn chưa thực hiện được. Tuy nhiên, các nhà lai tạo hoa hồng vẫn không từ bỏ giấc mơ của mình. Họ vẫn đang cố gắng phát triển thành một nhánh nghiên cứu độc lập ở Nhật Bản…”
Cuối cùng, mình cứ nghĩ trong tiếng Anh, "feeling blue" có nghĩa là "buồn". Nhưng giờ đây, cùng với các nhà lai tạo hoa hồng, "feeling Blue" nghĩa là bạn đã "chạm tay vào ước mơ" rồi đấy
Phạm Hồng Thủy
(Tháng 03/2020)

- Chú thích:
Vậy tại sao lại ra màu tím?
Vì để tạo ra giống hồng xanh, phương pháp được các nhà lai tạo sử dụng là tìm cách đưa gen xanh từ các loại hoa khác (như violet chẳng hạn) vào một bông hồng màu đỏ, rồi dùng enzyme làm “im lặng” gen đỏ, để gen xanh “lên tiếng”. Tuy nhiên, enzyme đó không thể “bóp miệng” hoàn toàn gen đỏ nên đỏ + xanh = tím, tím nhiều tím ít thì phụ thuộc vào khách đến chơi nhà “dữ dằn” bao nhiêu. Rõ là:
Roses are red,
Violets are blue,
Purple or not,
It's up to You.
- Tài liệu tham khảo:
1. Hành Sơn, Christoph Schiller, dịch giả: Cao Sĩ Sơn.
6. Nguồn hình ảnh:
- Hoa hồng Blue Sky: chính chủ.
- Hoa hồng Blue For You (by Milan Havlis): https://www.havlis.cz/karta_en.php?kytkaid=1863
- Hoa hồng Rainy Blue (by Kitarou Foo):






Nguồn: Sưu tầm 

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

BIA VÀ TRỨNG CÓ TỐT CHO HOA HỒNG KHÔNG?

Trên hội rộ công thức tưới bia trứng cho hồng nên em cũng tò mò rị mọ tìm hiểu xem thế giới nói gì về công thức này.

1/ Bia: không khuyến khích dùng tưới cây mà để bẫy côn trùng như ốc sên. Thật ngạc nhiên các bác ạh. Em cũng nhầm tưởng là men bia tốt cho cây vì logic là nó chứa phytohormon (IAA auxin). Vậy thì vì sao tưới bia lại giúp cây lên chồi? Đó là bởi vì men bia giúp thúc đẩy sự phân huỷ bã thực vật (kể cả loại khó nhằn như gỗ lignin). Chính vì vậy gián tiếp giúp cây hấp thu nhanh hơn dinh dưỡng sẵn có trong đất. Chứ còn carbonhydrat là vô dụng với cây, đại học Michigan của Mỹ đã làm thí nghiệm thử so sánh giữa việc tưới nhỏ giọt hoàn toàn bằng bia và nước cho cây. Kết quả là không có sự khác biệt mà chỉ tốn kém hơn thôi
Vậy cách dùng bia hợp lý là:
- Bẫy côn trùng bằng cách đào 1 hố nông và đặt 1 chén bia vào đó để dẫn dụ lũ ốc sên bơi vào tự chết ngủm trong đấy
- Thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ bã hữu cơ: Thùng 20L + 200ml bia + 100g cám gạo + 8L nước ấm + 1 lon soda. Đổ hỗn hợp trên để làm ẩm vừa đống ủ của bạn. Nếu lỡ tay làm ướt quá thì nên bổ sung vụn giấy báo hoặc cỏ khô để cân bằng lại độ ẩm.
- Bia không đuổi côn trùng nên các bác chớ dùng để phun cây đang trĩ nhé, nó có đường còn thu hút thêm đó. Nên dùng cồn thay thế tốt hơn
2/ Trứng: nguyên liệu được xem là thần thánh khi kết hợp với men bia. Nhưng rất tiếc, chúng ta nên ăn trứng và chỉ dành vỏ lại cho boss, vì sự thật là boss thích dinh dưỡng trong vỏ trứng hơn là trứng sống. Chôn nguyên quả trứng (không đục lỗ) không được khuyến khích vì nó sẽ thu hút sự chú ý của loài gặm nhấm, đồng thời gây bốc mùi kinh khủng.
Cách dùng trứng hợp lý:
- Dùng nước luộc trứng để phun lên lá cung cấp calci và dinh dưỡng nhanh cho cây, giúp cành cứng chắc hoa tươi lâu hơn.
- Nghiền nhỏ vỏ trứng, rắc hoặc trộn vào giá thể giúp ngăn ốc sên và làm phân bón tan chậm cho cây.
- Nếu nhà có trứng ung thì nên chôn nguyên quả, không đập vỡ. Mục đích là để dinh dưỡng giải phóng từ từ vào đất chứ kh ồ ạt làm cây bị ngộp. Đập vỡ trứng trộn bia pha vào đất còn làm tăng nguy cơ gây bệnh cho bộ rễ vì đó là món khoái khẩu của lũ vi khuẩn. Chú ý chôn sâu tầm 5-7cm để tránh bị lũ gặm nhấm dòm ngó
Xong phần nhiều chuyện của em đây chỉ là bài tổng hợp về ý kiến riêng thôi, nếu bác nào bón bia trứng mà có kết quả tốt thì tiếp tục sử dụng, còn nếu cây èo thì tham khảo bài này của em nhé. Chúc các bác trồng cây thành công rực rỡ như nắng hạ
Tài liệu tham khảo:
[1] https://steemit.com/…/benefits-of-using-raw-eggs-or-eggshel….
[2] https://ask.extension.org/questions/393320
[3] https://www.gardeningknowhow.com/…/soil-fertilizers/using-b…

[4] https://learn.winecoolerdirect.com/composting-wine-and-beer/
Nguồn: Facebook Hội Hoa Hồng Không Dùng Thuốc