Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

DINH DƯỠNG DÀNH CHO HOA HỒNG

1. Hiểu về dinh dưỡng

Giống như các loại cây hoa khác, dinh dưỡng hoa hồng cũng cần các nguyên tố sau: NPK- Ca, S, Mg - vi lượng

Dinh dưỡng là một bộ môn học từ đời này sang đời khác và không có điểm dừng, nếu bạn không tin thì cứ hỏi cơ thể mình, xem dinh dưỡng như thế nào để tốt và phù hợp? Bạn mất cả đời còn chưa tìm ra nữa là.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu về nông nghiệp thường đưa ra một công thức và tỉ lệ về hàm lượng dinh dưỡng tạm ổn sau rất nhiều lần thử nghiệm. Mỗi loại cây trồng đều cần một hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, mỗi mùa cần khác nhau, mỗi giai đoạn phát triển cần khác nhau, nên cực kỳ phức tạp và để nói về nó thì 1 ngàn cuốn sách vẫn ít.

Tuy nhiên, tốt nhất là hãy làm theo khoa học, các công thức từ những farm có uy tín trên thế giới. Và trong bài viết này cũng lấy công thức từ 1 farm nổi tiếng, tuy nhiên Khang sẽ thay đổi nhẹ để phù hợp với giá thể trồng chậu hoặc trồng đất.

2. Hoa hồng có 3 giai đoạn

A. Vegetative stage: giai đoạn sinh dưỡng

B. flowering and harvesting flush: ra hoa đồng loạt

C. Flowering and harvesting normal: ra hoa bình thường

Mỗi giai đoạn ở trên thì cây hoa hồng cần hàm lượng khác nhau

A. Ở giai đoạn sinh dưỡng, khi hoa hồng ra mầm, phát triển cành, lá thì NPK đóng vai trò quan trọng trong đó N - Đạm cao nhất, tiếp đến là K - Kali, tiếp theo là P - lân, theo sau là Ca - Canxi, kế tiếp là S - lưu huỳnh & Mg - Magie

Các nguyên tố vi lượng cần một lượng rất ít như Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo...

C. Ở giai đoạn ra hoa bình thường, có thể hoa nở trước, hoa nở sau, thì lượng Kali phải bằng hoặc cao hơn N - Đạm, các thành phần dinh dưỡng còn lại bình thường

Bạn đang thắc mắc về B đúng không? Đó là ra hoa và thu hoạch đồng loạt, thì N - Đạm cần tăng 25% K - Kali tăng 25%, P - Lân tăng 20% vì để cây đủ sức nuôi hoa & cho nở đồng loạt, thường thì farm lớn hay làm các dịp lễ 14/2, 8/3, 20/10...

Trên thế giới, họ quan tâm chỉ NPK, làm thế nào để có công thức NPK, còn các thành phần dinh dưỡng còn lại cũng quan trọng nhưng chủ yếu tập trung vào NPK

Và sau một thời gian nghiên cứu với tài liệu khoa học dành cho hoa hồng, thật sự cũng đã đạt vài kết quả khá ổn thì Khang tặng các bạn một công thức vàng như sau:

Tuần 1: bón NPK 18-18-18-TE của Yara, nó tên là YaraTera Kristalon Green

Tuần 2: bón Canxi Nitrate - YaraTera Calcinit

Tuần 3: Bón Kalimag Plus - đã bổ sung thêm Kali, S, Mg, muốn lá xanh, dày, chắc thì thêm 1 tí MAP - YaraTera - Krista MAP.

Tuần 4: Bón lại NPK

Bên cạnh đó, ở tuần 2 và 3, mỗi tuần bạn có thể bổ sung thêm phân hữu cơ như Dynamic Lifter, Đạm Cá Vi Sinh để tăng hàm lượng hữu cơ, điều hoà lại PH của giá thể, cung cấp thêm vi sinh vật có lợi.

Bạn để ý: tuần 1 hàm lượng dinh dưỡng đồng đều nhau, tuần 2 ta đã bổ sung Đạm & Canxi, tuần 3 bổ sung thêm Kali, S, Mg, nếu cây của bạn chuẩn bị đóng nụ thì tốt nhất là bón Kalimag Plus nhé!

- Nếu chậu 15-20 lít thì mỗi lần bón 2 muỗng cafe

- Nếu chậu 5-10 lít thì 1 muỗng cafe

- Nếu chậu > 30 lít thì 3 muỗng cafe

Cách tốt nhất là bạn hoà tan với nước rồi tưới là khoẻ nhất, vì các loại phân trên toàn sử dụng để châm phân nhỏ giọt.

Cứ 1 chậu tưới hoà phân với 1 lít nước là tốt nhất!

Lưu ý quan trọng: khi bón ít, thiếu thì cây tự cân bằng

Bón nhiều, tồn dư sẽ gây ra hậu quả sau 1 thời gian dài. Vd: mỗi ngày dư 1%, thấy không nhiều nhưng 30 ngày thì dư 30% -> quá nguy hiểm!!!

Chúc anh chị một ngày tốt lành

Đỗ Nguyễn Duy Khang!



0 nhận xét:

Đăng nhận xét